Thai nhi 19 tuần và những điều mẹ bầu nên biết
Thai nhi 19 tuần tuổi tăng trưởng rất nhanh về mặt cân nặng và chiều cao. Lúc này, bé đã biết thể hiện cảm xúc và sử dụng não bộ để điều khiển hoạt động của các cơ. Tuy nhiên, mẹ vẫn còn nhiều lo lắng về sự phát triển của bé và những thay đổi tiêu cực về ngoại hình của bản thân. Vậy mẹ nên làm gì để giảm bớt các lo lắng này? Hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
- 1. Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào?
- 2. Thai nhi 19 tuần tuổi phát triển ra sao?
- 3. Dinh dưỡng dành cho mẹ bầu
- 4. Một số loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh
Bụng mẹ đang to lên và phát triển từng ngày. Điều này gây áp lực lên các vùng như lưng, hông và xương chậu gây cảm giác đau nhói. Do đó, các mẹ nên nhờ chồng massage hoặc chườm khăn nóng để giảm đau nhé!
1. Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào?
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ này, các mẹ bầu thường có vẻ ngoài xanh xao, làn da ở cánh tay và chân xuất hiện nhiều đốm nhỏ. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì đây là dấu hiệu rất bình thường trong quá trình mang thai (do lượng hóc-môn tăng cao). Nếu bản thân đã từng bị thiếu máu hoặc tình trạng xanh xao kéo dài kèm theo mệt mỏi, bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe.
Vào tuần này, rốn của bạn sẽ nhô ra bên ngoài thay vì lõm vào trong như trước, vùng da bụng căng tròn và xuất hiện nhiều vết rạn. Bên cạnh đó, bầu ngực cũng có nhiều thay đổi như nhũ hoa to hơn, quầng vú có màu sẫm và tiết nhiều sữa non. Chính vì vậy, bạn nên chọn loại áo có kích cỡ phù hợp (loại dành cho bà bầu) và tiến hành massage nhẹ nhàng để làm giảm bớt cảm giác có chịu.
Khi thai nhi 19 tuần tuổi, bạn sẽ nhận ra ngoại hình của mình đã thay đổi, trông “xồ xề” và xấu xí hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, bạn không nên quá thất vọng hoặc có ý định giảm cân, vì chúng sẽ hoàn toàn thay đổi tích cực hơn sau khi bạn sinh em bé. Vào lúc này, bạn còn dễ mắc phải triệu chứng “Pica”, còn được gọi là thèm những loại thức ăn kỳ lạ. Ví dụ như: bạn muốn ăn đất cát, than, phấn, gạch xây dựng… Điều bạn cần làm lúc này là chống lại sự thèm thuồng và tuyệt đối không nên ăn những thứ có hại này nhé. Thay vào đó, bạn nên bổ sung thêm khẩu phần ăn, thay đổi mùi vị và tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng nhé!.
2. Thai nhi 19 tuần tuổi phát triển ra sao?
Lúc này, em bé đã nặng hơn 250 gram và dài khoảng 16 – 25 cm tính từ đầu đến gót chân (do trước đây chân của bé “co” vào trước ngực nên tính từ đầu đến mông). Cân nặng của bé có thể thay đổi nếu mẹ không ăn uống đầy đủ hoặc hấp thụ dinh dưỡng yếu. Thời điểm này, bé đã bắt đầu biết nuốt nước ối, tích tụ chất bài tiết trong đường ruột và sẽ thải chúng ra ngoài sau khi sinh từ 1-2 ngày. Tuy nhiên, cũng có một số bé đã biết “thải” phân su ngay trong quá trình ngay trong bụng mẹ hoặc trong quá trình sinh.
Não bộ của thai nhi 19 tuần tuổi phát triển rất nhanh và có thể điều khiển các cơ. Nếu trước đây bé thường co duỗi chân tay một cách ngẫu nhiên, thì bây giờ bé có thể điều khiển chúng hoạt động thuần thục hơn. Ví dụ như: khi bạn nằm nghiêng hoặc nằm sắp làm bé cảm thấy không thoải mái, bé sẽ liên tục vặn vẹo để báo hiệu cho bạn. Cũng trong tuần này, bé sẽ bắt đầu mọc mầm răng (vẫn còn chìm trong nứu răng) và phát triển xương cứng cáp hơn. Chính vì vậy, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như cua, ghe, cá, rau củ… và uống sữa dành cho bà bầu.
3. Dinh dưỡng dành cho mẹ bầu
Hầu hết mẹ bầu đều được bác sĩ khuyên nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày. Vì chúng có thể giúp mẹ giảm bớt triệu chứng khó chịu khi mang thai và giúp bé hấp thụ dinh dưỡng nhanh hơn. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên uống nhiều nước từ 2-3 lít/ ngày để ngăn ngừa táo bón và giảm thiểu tình trạng tích nước.
Khi thai nhi được 19 tuần tuổi, mẹ bầu dễ bị thiếu máu, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu khi vận động mạnh. Do đó, các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm chứa sắt như nấm mèo, thịt, lòng đỏ trứng, súp lơ, cải xoăn, trái cây… để hạn chế tình trạng này. Ngoài ra, mẹ nên kết hợp khẩu phần ăn đầy đủ vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin C. Vì nó có tác dụng rất lớn trong quá trình chuyển hóa năng lượng và hấp thụ sắt của cơ thể. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C như gan heo, trứng, thịt bò, cam, bưởi…
4. Một số loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh
Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ các loại thức uống chứa cồn, chất kích thích và cafein vì chúng làm cản trợ quá trình phát triển não bộ của thai nhi 19 tuần tuổi. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên tránh sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều đường và muối nitrat như khoai tây chiên, lạp xưởng, thịt hộp, thực phẩm ôi thiu không đảm bảo vệ sinh và những thức ăn thừa trong tủ lạnh đã để qua đêm.
Thai nhi 19 tuần tuổi là thời điểm bạn nên viết “nhật ký mang thai” để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng và lưu giữ thêm nhiều kỷ niệm đẹp. Bên cạnh đó, bạn nên khuyến khích chồng tham gia lớp học chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm giúp chồng cảm nhận được trách nhiệm và niềm hạnh phúc khi làm cha.
Liên Tiểu Di tổng hợp
Hữu Ích
Đáng tin cậy
CHỦ ĐỀ NỔI BẬT

Cân nặng thai nhi 28 tuần và điểm đáng chú ý về bé trong tuần thai này

Cân nặng thai nhi 34 tuần khoảng bao nhiêu?

Thai nhi 30 tuần và những điều mẹ bầu cần biết

Các chỉ số thai nhi và ý nghĩa của các chỉ số quan trọng mẹ nên biết
CHỦ ĐỀ MỚI

Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ quan trọng như thế nào?

Máu báo thai ra nhiều hay ít, phân biệt như thế nào với máu kinh nguyệt?

Ốm nghén mệt mẹ bầu nên làm gì để giảm bớt?

Cách bày mâm cỗ đẹp dành cho nàng dâu không giỏi việc bếp núc

Cách làm gỏi cá rô phi siêu ngon mà không bị tanh

Cách chống say xe hiệu quả từ 7 mẹo đơn giản nhất

1001 chuyện kể cho bé trước giờ đi ngủ mẹ không sợ cạn nội dung

Dạy trẻ 9 tuổi dựa vào đặc điểm phát triển của con

Cách làm mứt lạc bọc đường và bọc bột giòn thơm cho ngày Tết thêm đa vị

Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo tháng giúp mẹ chăm bé yêu khỏe mạnh

Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo tuần bao nhiêu là chuẩn?
